Chào mừng bạn đến với Shop Dược OPC

CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ PHÒNG SỎI THẬN

1. Bổ sung nước

Đối với tất cả các loại sỏi, việc làm loãng nước tiểu đều giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi. Lượng nước đưa vào cơ thể được khuyến cáo ít nhất 2 lít/ngày. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khác nhau, dẫn đến lượng nước mất đi qua tuyến mồ hôi và đưa vào từ thức ăn sẽ khác nhau. Cách chính xác nhất để xác định lượng nước cần bổ sung là bệnh nhân cần xác định lượng nước tiểu mỗi ngày. Lượng nước bổ sung cần nhiều hơn 0,5 lít so với lượng nước tiểu mỗi ngày. Chẳng hạn, một người có lượng nước tiểu mỗi ngày là 1,5 lít thì người đó cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

2. Chế độ dinh dưỡng

2.1 Sỏi Calci

Để hạn chế hình thành sỏi calci, người bệnh cần hạn chế việc đào thải calci qua đường tiểu. Việc hạn chế natri trong chế độ ăn giúp giảm bài tiết calci qua nước tiểu. Bệnh nhân sỏi thận được khuyến cáo lượng natri hấp thu mỗi ngày không nên quá 2 g/ngày. Bên cạnh đó, vì quá trình chuyển hóa đạm động vật cũng dẫn nến tăng calci niệu nên bệnh nhân cũng nên giảm lượng đạm động vật sử dụng từ 0,8 đến 1,0 g/kg thể trọng/ngày. Bệnh nhân có thể bổ sung đạm từ các nguồn thực vật.

Việc hấp thu calci cần được kiểm soát chặt chẽ. Lượng calci nguyên tố mà một cá nhân từ 19 đến 50 tuổi được khuyến cáo là 1000 mg mỗi ngày. Bệnh nhân cũng không nên hạn chế hoàn toàn vì calci cũng giúp giảm hấp thu oxalat tại ruột (oxalat cũng là yếu tô hình thành sỏi). Việc bổ sung calci từ sữa được khuyến cáo là tốt hơn việc sử dụng các sản phẩm bổ sung. Các thực phẩn giàu oxalat cũng cần được hạn chế như: ca cao, các loại hạt, trà, rau có màu xanh đậm.

 

2.2 Sỏi Acid uric

Sỏi uric dễ tan trong nước tiểu có tính kiềm, do đó việc kiềm hóa nước tiểu đóng vai trò quan trọng trong dự phòng sỏi uric. Bên cạnh việc uống đủ nước, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng đạm động vật và các thực phẩm có nhiều purin để tăng pH của nước tiểu.

2.3 Sỏi Struvit

Sỏi struvit thường tăng kích thước nhanh chóng và dễ dàng tái phát nếu không loại bỏ hoàn toàn. Đối với loại sỏi này, bên cạnh việc phẫu thuật và sử dụng kháng sinh hợp lý, chế độ ăn ít natri cũng giúp hạn chế hình thành sỏi Struvit.

2.4 Sỏi Cystin

Ngoại trừ việc bổ sung nước đầy đủ, chưa có một chế độ cụ thể giúp phòng tránh dạng sỏi này. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giúp kiềm hóa nước tiểu và hạn chế đạm động vật cũng giúp hạn chế hình thành sỏi Cystin.

3. Sử dụng thuốc

Xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc dược liệu ngày càng được ưa chuộng, hiện tại đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiều loài dược liệu không chỉ điều trị mà còn góp phần dự phòng tái phát. Trong đó, nổi bật là dược liệu Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium). Đây là dược liêu đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.


 

 

Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, Kim tiền thảo có thể sử dụng độc vị hoặc phối hợp, mỗi ngày sử dụng từ 10 đến 30 g dưới dạng thuốc sắc. Để thuận tiện cho việc sử dụng của bệnh nhân, các dạng bào chế hiện đại đã được nghiên cứu và cho ra đời. Trong đó, Thuốc trị sỏi thận Kim tiền thảo của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC là sản phẩm lâu đời, có uy tín, được thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ và cho thấy hiệu quả trong điều trị và dự phòng tái phát, đặc biệt đối với sỏi gốc Calci.

Tóm lại, điều trị dự phòng sỏi thận đòi hỏi sự phối hợp cả chế độ dinh dưỡng, lối sống và sử dụng thuốc hợp lý. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.

DS. Phạm Ngọc Huy

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên